Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Ròng rã mất 15 năm biến sông Tô Lịch thành nước sạch

Sông Tô Lịch là con sông bị ô nhiễm khá nghiêm trọng ở Hà Nội nên có được 1 nguồn nước sạch là mong muốn của biết bao nhiêu người, biết bao nhiêu thế hệ do đó khi bộ lọc nước sạch do PGS.TS Trần Hồng Côn ra mắt khiến ai cũng thấy bất ngờ và vô cùng thán phục. Tuy nhiên không một ai biết rằng đó là thành quả nghiên cứu trong suốt 15 năm với biết bao cực khổ, khó khăn.

Phát hiện trong nước ngầm Hà Nội có chứa Asen

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn thì các nguồn nước nhiễm bẩn do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất đó là nước có chứa các kim loại nặng; Thứ hai là các chất hữu cơ độc hại ví dụ như thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm chất thải từ sản xuất công nghiệp…; Thứ ba là các dạng chất độc hại như amoni, asen, motrit…; Thứ tư là các loại vi trùng, vi khuẩn, các ký sinh trùng. Nước bị nhiễm một trong các thành phân trên, một nhóm hay cả 4 nhóm thành phần trên là nước bị ô nhiễm. Như vậy muốn có được nguồn nước sạch ta phải loại được 4 nhóm nhiễm bẩn trên. Và máy lọc nước được Tiến sĩ nghiên cứu đã làm được điều ấy, thậm chí lọc sạch cả nước sông Tô Lịch.

Chia sẻ với chúng tôi về quá trình dẫn đến thành công trên, PGS.TS Trần Hồng Côn nói: “Thật ra không phải ngay từ đầu tiên chúng tôi đã biết được hết bốn nhóm nhiễm bẩn trên trong nước. Cái đầu tiên vào năm 1996 khi tôi phân tích nước ngầm Hà Nội, tôi đã phát hiện trong nước có hàm lượng Asen rất cao. Và khi ấy trong đầu tôi nghĩ ngay tới việc phải loại Asen trong nước để bảo vệ sức khỏe người dân”.


TS Trần Hồng Côn kể lại quá trình nghiên cứu cùa mình


Thế là TS Côn bắt đầu nghiên cứu cách loại Asen trong nước. Đầu tiên ông sử dụng các nguyên vật liệu nước ngoài như than hoạt tính hay các nguyên vật liệu khác mà người ta vẫn lấy để lọc nước và mua về làm thử. Nhưng nhưng loại vật liệu đó của nước ngoài đắt quá nên TS Côn đã quay lại tìm các loại nguyên vật liệu có trong nước. Ông đã tìm ra được đá ong, đá son, đất sét và nghiên cứu những thứ này để làm vật liệu xử lý nước thải trong nước. Cuối cùng tìm ra rằng đá ong xử lý asen cực kỳ tốt.

Tuy nhiên khi xử lý nước thải chứa Asen được rồi TS Côn lại thấy răng trong nước còn rất nhiều các kim loại nặng khác như chì, thủy ngân, đông, mangan... Những loại này có mặt trong các nguồn nước ngầm. TS Côn bảo: “Như vậy điều đó lại tiếp tục đặt ra yêu cầu cho chúng tôi là phải xử lý tiếp kim loại nặng. Và chúng tôi nghĩ ra cách chỉ cần hoạt hóa đá ong theo cách khác là có thể xử được. Bởi đá ong nó là loại trầm tích được tạo ra từ hàng trăm, thậm chí hàng triệu năm trướch trong lòng đất, bây giờ lấy nó lên thì nó không mấy hoạt động nữa. Vì vậy muốn nó hoạt động thì phải hoạt hóa nó bằng cách tạo ra cấu trúc đá ong mới, giống như nó vừa sinh ra ban đầu thì khả năng hấp thụ rất tốt. Chúng tôi đã làm cách đó để xử lý Acsen có trong nước thải, thế nhưng đối với kim loại nặng tính chất nó lại khác. Trong đá ong nó cũng có rất nhiều sắt, nhôm, silic nên chúng tôi hoạt hóa bằng cách đưa thêm sắt, thêm nhôm vào thì chúng tôi tạo ra một lớp tính chất nó khác hắn để có thể hấp thụ được các kim loại nặng”.

Đến năm 2004-2005 công nghệ Nano xuất hiện ở Việt Nam, thế là Ts Côn đã ứng dụng công nghệ nano để tạo ra các hạt có kích thước nanomét. Các hạt này, khả năng xử lý nước thải của nó gấp cả trăm, cả nghìn lần nên có thể loại được hoàn toàn Asen và kim loại nặng.
Bộ lọc- lọc sạch mọi loại nước

Sau khi sử lý được 2 thứ, asen và kim loại nặng thì Ts Côn lại phát hiện ra chất hữu cơ có trong các nguồn nước như nước sông Tô Lịch, nước ao hồ, hay nước giếng đất… Ngoài ra việc người ta phun thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt mối, phân bón… nó lắng đọng vào đất và có thể thâm nhập vào các nguồn nước ngầm. Nên muốn nước sạch thì không chỉ loại được những thứ kia là đủ mà phải loại sạch cả các chất độc hại khác. Để loại được các chất hữu cơ ban đầu TS Côn mua than hoạt tính của nước ngoài nhưng nó rất đắt. Thế nên ông đã lấy than hoạt tính gáo dừa chuyên dùng để xử lý nước thải vào thay thế. Rồi ông lấy than đó tiếp tục hoạt hóa để định hướng cho nó vào xử lý các chất của mình. Sau khi hoạt hóa rồi thì nó xử lý được chất hữu cơ độc hại, xử lý được amoni,xử lý nước thải...

TS. Trần Hồng Côn giới thiệu các tầng lọc nước


Nói về những chi tiết cuối TS Côn cho biết: “Khi xử lý nước thải chứa chất hữu cơ chúng tôi tiếp tục thấy rằng nếu nước đã được xử lý mà vẫn còn vi trùng và vi rút rồi các loại ký sinh trùng thì chưa phải là nước sạch. Vậy là chúng tôi tiếp tục đặt ra câu hỏi để xử lý nốt các loại này. Với các loại vi khuẩn, chúng tôi ngĩ ngay đến việc ngày xưa vua chúa dùng bát bạc ăn để tiệt trùng chống độc. Như vậy nếu mình sử dụng bạc để diệt khuẩn sẽ rất tốt. Nhưng lượng bạc mà đưa vào nhiều thì không thể trở thành công cụ thông dụng cho người dân. Thế nhưng rất may, do có công nghệ nano nên chúng tôi nghĩ ra cách chuyển sang dùng nano bạc. Trước kia mình phải dùng đến 30g bạc cho thiết bị lọc thì bây giờ mình chỉ cần 300mg. Nhưng khả năng lọc vi khuẩn của nó tốt ngang với bạc khối và mọi cái nó trở về hiện thực hơn”.



“Trải qua quá trình nghiên cứu xử lý nước thải chứa các loại chất bẩn có trong nước chúng tôi nghĩ là tích hợp vào máy lọc. Vậy là chúng tôi có bốn tầng lọc gồm: 1 tầng đá ong để hấp thụ chất vô cơ và kim loại nặng; 1 tầng để xử lý asen, phót pho…; 1 tầng để xử các chất hữu cơ amoni; 1 tầng để diệt khuẩn, diệt vi rút và dùng màng lọc o,5 µm để loại các ký sinh trùng. Theo lý thuyết từ những nghiên cứu trên, bất kỳ loại nước nào đưa vào đây lọc đều có thể lọc sạch và trở thành nước sạch kể cả nước sông tô lịch. Cuối cùng sau một thời gian thử nghiệm sử dụng bộ lọc này năm 2010 chúng tôi đã công bố nghiên cứu của mình và được mọi người đánh giá cao”. TS. Trần Hồng Côn vui vẻ chia sẻ.

Socializer Widget By Blogger Yard
SOCIALIZE IT →
FOLLOW US →
SHARE IT →

0 nhận xét:

Đăng nhận xét