Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Xử lý nước thải bằng công nghệ MBR

TS Nguyễn Phước Dân, Trưởng Khoa Môi trường Trường ĐH Bách khoa TPHCM, đã ngiên cứu bể sinh học màng vi lọc (MBR) để xử lý nitơ, ammonia trong nước thải. Bể này được thiết kế như lắng bùn hoạt tính thông thường nhưng bùn hoạt tính sinh trưởng lơ lửng được kết hợp với công nghệ lọc màng nhằm tách hai pha rắn lỏng ở đầu ra. Vì vậy, nồng độ bùn duy trì được rất cao, thời gian lưu bùn kéo dài để đạt hiệu quả tối ưu trong việc khử ni tơ và ammonia. Hệ thống bể sinh học MBR theo thiết kế ngiên cứu có 2 kiểu: kiểu đặt ngập màng MBR vào trong bể và kiểu đặt ngoài. Với kiểu đặt ngập, màng MBR hoạt động bằng cách hút hoặc dùng áp lực; với kiểu đặt ngoài, màng MBR hoạt động theo nguyên tắc tuần hoàn lại bể phản ứng ở áp suất cao... Theo đó, nước thải đi vào bể, chạy qua dòng tuần hoàn với 5 bước lọc, các chất cần tách sẽ được giữ lại, nước thải sau xử lý sẽ được xả ra ngoài. Được biết, hiệu suất của việc lọc nitơ và ammonia theo phương pháp này lên đến 85%. Theo TS Nguyễn Phước Dân, bể sinh học màng MBR có thể phù hợp để xử lý rất nhiều loại nước thải khác nhau như nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị, nước thải nhà máy, nước rỉ rác, nước thải thủy hải sản...

mang-loc-mbr
Màng lọc


Ảnh minh họa

Ngày nay, sau khi được nghiên cứu cải tiến và vận hành thử nghiện thì màng lọc sinh học MBR cũng được dùng trong xử lý nước cấp hay xử lý nước thải để loại bỏ chất rắn lơ lửng và màu đục của nước. Sự kết hợp giữa màng lọc sinh học MBR với quá trình bùn hoạt tính đã được đánh giá trên các công trình xử lý nước thải, tối ưu quá trình xử lý vi sinh và nước sau xử lý có thể dùng để tái sử dụng. Ba ưu điểm quan trọng và dẫn đầu của công nghệ MBR trong xử lý nước thải:

- Nước sau xử lý nước thải bằng màng lọc sinh học MBR chất lượng và được diệt khuẩn và có hiệu quả cao trong việc loại bỏ các chất hữu cơ và vô cơ.

- Kích thước mặt bằng được giảm thiểu tối đa so với công nghệ truyền thống.

- Quá trình xử lý vi sinh hiệu quả và ổn định luôn được duy trì.

- Công nghệ màng lọc sinh học MBR đạt hiệu quả rất cao trong việc khử cả thành phần vô cơ lẫn hữu cơ cũng như các vi sinh vật có hại trong nước thải.

- Hệ thống màng lọc sinh học MBR có thể sử dụng trong môi trường phản ứng vi sinh kỵ khí hoặc hiếu khí từ sinh khối.

- Việc ứng dụng MBR kết hợp giữa công nghệ lọc màng và bể lọc sinh học như là một công đoạn trong quy trình xử lý nước thải có thể thay thế cho vai trò tách cặn của bể lắng bậc 2 và lọc nước đầu ra. Kết quả là có thể loại bỏ bể lắng bậc 2 và vận hành với nồng độ MLSS (chất rắn lơ lửng trong dung dịch bùn) cao hơn.

- Màng lọc sinh học MBR có thể là loại chìm trong bể hoặc loại đặt bên ngoài bể. Loại đặt trong bể là loại đặt trong bể Aerotank (bể làm thoáng) hoạt động bằng cách hút nước ra khỏi bể bằng bơm hút. Loại đặt ngoài bể vận hành bằng áp lực bơm đẩy ra khỏi bể MBR.

Những ưu điểm đã được khẳng định của công nghệ MBR:

(1) Sự ổn định của chất lượng nước sau xử lý:

- Đáp ứng được tiêu chuẩn rất khắc khe về chất lượng nước đầu ra, như coliform chẳng hạn.

- Nhờ vào hiệu suất khử chất lơ lửng và vi sinh cấp độ cao, nước sau xử lý có thể được tái sử dụng ngay cho các tòa nhà hay nhà máy nước tuần hoàn.

- Có thể được thiết kế để ứng dụng cho nhiều lĩnh vực với những đặc thù riêng và đòi hỏi chất lượng nước sau xử lý luôn ổn định.

(2) Những điểm tuyệt vời của màng:

- Tính ưu việt của màng đã được kiểm chứng qua nhiều công trình ứng dụng khác nhau với phạm vi ứng dụng rộng.

- Thiết kế dạng môđun rất hiệu quả và hệ thống giảm thiểu được sự tắc nghẽn.

- Màng được chế tạo bằng phương pháp kéo đặc biệt nên rất chắc, sẽ không bị đứt do tác động bởi dòng khí xáo trộn mạnh trong bể sục khí.

- Thân màng được phủ một lớp polymer thấm nước thuộc nhóm hydroxyl. Vì vậy, màng không bị hư khi dùng chlorine để tẩy rửa màng vào cuối hạn dùng.

(3) Một giải pháp kỹ thuật nhiều lợi ích kinh tế:

- Giảm giá thành xây dựng nhờ không cần bể lắng, bể lọc và khử trùng.

- Tiêu thụ điện năng của công nghệ MBR rất ít so với các công nghệ khác và đã được cấp bằng chứng nhận “Công nghệ Môi trường Mới”.

- Phí thải bùn cũng giảm nhờ tuần hoàn hết ¼ và lượng bùn dư tạo ra rất nhỏ.

(4) Bảo trì thuận tiện:

- Kiểm soát quy trình chỉ cần đồng hồ áp lực hoặc lưu lượng.

- Cấu tạo gồm những hộp lọc đơn ghép lại nên thay thế rất dễ. Quá trình làm sạch, sửa chữa, bảo trì và kiểm tra rất thuận tiện.

- Quy trình có thể được kết nối giữa công trình với văn phòng sử dụng, vì thế có thể điều khiển kiểm soát vận hành từ xa, thậm chí thông qua mạng internet.

*/ Ưu điểm:

- Thiết bị hiện đại, hiệu quả xứ ly cao

- Dạng hợp khối nên có thể xây nổi hoặc gầm dưới đất. Dễ dàng tăng công suất xử lý khi mở rộng quy mô.

- Thiết bị không chỉ loại bỏ SS mà còn loại bỏ được các hợp chất khó phân huỷ như chất tẩy rửa bằng cách tăng thời gian lưu của bùn. Hơn nữa xử lý triệt để N và P có trong nước thải, nước thải có thể được tái sử dụng.

- Không cần thiết phải tuần hoàn bùn để duy trì nồng độ vi sinh vật. Chỉ cần kiểm soát áp lực xuyên qua màng và chất lượng nước đầu vào. Mà kiểm soát 2 yếu tố này hoàn toàn có thể dễ dàng tìm hiểu.

- Dễ dàng tự động hoá và điều khiển từ xa để kiểm soát toàn bộ quá trình xử lý.

- Hệ thống lọc sinh học được thiết kế với nguyên tắc tiết kiệm năng lượng. Hệ thống cấp khí đóng vai trò tiết kiệm năng lương, vừa cung cấp ôxi cho quá trình xử lý, vừa có tác dụng làm sạch bề mặt màng lọc, không gây tắc nhờ tạo ra dòng chảy xoáy.

- Lượng bùn hoạt tính sinh ra ít, cho nên chi phí của việc xử lý bùn là rất nhỏ.

Công ty TNHH KHKT & Môi trường Minh Việt số điện thoại 08.6273.1380 địa chỉ 347/23 Lê Văn Thọ, Phường 9, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

Socializer Widget By Blogger Yard
SOCIALIZE IT →
FOLLOW US →
SHARE IT →

0 nhận xét:

Đăng nhận xét