Một loại pin bằng giấy, chỉ cần nhỏ một giọt nước bẩn là đủ để tạo ra năng lượng vừa được một kỹ sư tại trường Đại học Binghamton Mỹ phát minh.
Kỹ sư Seokheun “Sean” Choi tại trường Đại học Binghamton Mỹ đã thành công chế tạo ra một loại pin dạng giấy gấp có khả năng nạp năng lượng thông qua quá trình hô hấp của vi sinh vật. Ông Choi đã khám phá ra chỉ với một giọt chất lỏng chứa vi khuẩn là có thể khiến thanh pin giấy này tạo ra năng lượng. Nói một cách khác, loại pin này chạy bằng nước bẩn.
Trước khi được gấp lại, một mặt của thanh pin giấy sẽ được in bằng một loại sơn cacbon đặc biệt để tạo thành anode. Mặt bên kia sẽ được phủ một dung dịch làm từ nickel để tạo thành cathod có khả năng trao đổi không khí. Sau khi được gấp lại, chỉ cần thêm một giọt vi khuẩn hay chính xác là một giọt nước bẩn là đủ để sản sinh ra năng lượng.
Cảm ứng sinh học giấy là một công nghệ đã được các nhà khoa học khám phá trước đây, nhưng nó thường được thiết kế để sử dụng kèm với các thiết bị cầm tay. Tuy nhiên, sản phẩm của Choi không cần thêm bất cứ nguồn điện bổ sung nào.
Trường Đại học Binghamton cho biết: “Choi hình dung ra một hệ thống tự động cung cấp năng lượng trong đó chỉ cần một thanh pin giấy là có thể tạo ra đủ năng lượng, chúng ta đang nói đến microwatt”
Hiện Choi vừa được Tổ chức khoa học quốc gia hỗ trợ 300.000 USD để tiếp tục công trình nghiên cứu của mình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét