Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Tăng phí khai thác vật liệu xây dựng

Tại buổi tọa đàm về phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản do VCCI tổ chức ngày 10-2, Ông Phạm Ngọc Thạch, Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính đã nêu thực trạng “Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với một số khoáng sản hiện còn chưa tương xứng với mức độ gây ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra”.


Image result for hình ảnh khai thác vật liệu xây dựng

Ảnh minh họa

Theo ông Thạch, nhiều ý kiến đề nghị tăng chung phí bảo vệ môi trường đối với loại khoáng sản thuộc đối tượng chịu phí theo cấp độ gây ô nhiễm môi trường để có nguồn bù đắp cho việc bảo vệ môi trường ở các địa phương.

Ngoài ra, một số ý kiến đề nghị tăng mức phí bảo vệ môi trường với từng loại, cụ thể: với đất, đá, cát, sỏi làm vật liệu xây dựng tăng lên 2-3 lần; tăng từ 10.000 đồng/tấn lên 30.000 đồng/tấn với khai thác than; tăng khung mức thu áp dụng đối với quặng sắt, chì, kẽm, đồng, apatit…

Hiệp hội Môi trường Việt Nam đề xuất: “Bộ Tài chính cần quy định mức đóng phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản dựa trên sản lượng đăng ký khai thác theo giấy phép chứ không dựa trên sản lượng khai thác thực tế do doanh nghiệp tự kê khai. Vì đã có nhiều doanh nghiệp khai thác thường tự kê khai thấp hơn nhiều so với thực tế khai thác để trốn phí nộp cho ngân sách nhà nước”.

Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100% để hỗ trợ cho việc bảo vệ môi trường và đầu tư cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, theo bà Trần Thanh Thủy, Liên minh Khoáng sản, qua khảo sát thực tế cho thấy nhiều xã cho biết không nhận được phân bổ nguồn thu từ khai thác khoáng sản. Nhiều xã chưa từng được đầu tư các công trình hay dự án cải tạo môi trường. Đáng nói hơn, ở một số xã có khai thác khoáng sản, tỉ lệ người chết do ung thư cao.

“Hậu quả môi trường liên quan đến khai thác khoáng sản hiện nay chủ yếu được xử lý dựa trên việc đàm phán và thỏa thuận giữa địa phương và doanh nghiệp” - bà Thủy nói.

Theo bà Thủy, do chưa được quản lý và sử dụng đúng mục đích, phí bảo vệ môi trường chưa thể hiện là một công cụ tài chính hiệu quả để phục vụ bảo vệ môi trường. “Việc thu và sử dụng phí bảo vệ môi trường cần được công khai, ít nhất là đối với doanh nghiệp và cộng đồng bị ảnh hưởng” - bà Thủy kiến nghị.

Socializer Widget By Blogger Yard
SOCIALIZE IT →
FOLLOW US →
SHARE IT →

0 nhận xét:

Đăng nhận xét